ĐĂNG KÍ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI HẢI PHÒNG VỚI CHI PHÍ THẤP NHẤT

1. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA LÀ GÌ?

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa cụ thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

2. AI ĐƯỢC QUYỀN ĐĂNG KÍ BẢO HỘ NHÃN HIỆU?

Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) dùng cho sản phẩm hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh.
Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể, quyền nộp đơn thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương ứng.
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân, pháp nhân. Hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

3. VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI ĐĂNG KÍ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác :
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn. Hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác. Gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích. Trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
–   Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;
–   Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);
–    Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet
–    Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

4. TƯ VẤN THỦ TỤC

Theo đó, VĂN HUY sẽ giúp bạn tiến hành các hoạt động:

  • Tra cứu chuyên sâu và đánh giá khả năng nhãn hiệu xem có khả năng được bảo hộ hay không?
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
  • Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và liên hệ khách hàng trả kết quả khi hoàn tất.

Hy vọng những thông tin nói trên hữu ích tới quý khách hàng và doanh nghiệp có quan tâm. Quý khách hàng có những thắc mắc, cần được hỗ trợ tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP VĂN HUY
Địa chỉ: 29 PHÚ XÁ, ĐÔNG HẢI 1, HẢI AN, HẢI PHÒNG
Hotline:  0325.972.279
Website: https://ketoanvanhuy.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915.412.115