Kiến thức & Kỹ năng cần thiết để thành lập doanh nghiệp

Ý tưởng kinh doanh mới là thành quả của suy nghĩ và ta phải biết khai thác nó để nó mang lại giá trị cụ thể. Ta có thể có rất nhiều ý tưởng nhưng chỉ một số rất ít sẽ mang lại thành quả. Con số này sẽ nhiều lên khi ta biết cách chăm sóc ý tưởng đó. Vì vậy, ta phải làm một số việc sau để nuôi dưỡng ý tưởng:

Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp

PHẦN 1: HÌNH THÀNH Ý TƯỢNG KINH DOANH TỪ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO

1. Ý tưởng kinh doanh bắt nguồn từ nhu cầu thực tế của cuộc sống

  • Những nhu cầu cơ bản về vật chất: Ý tưởng kinh doanh có thể hình thành ngay từ những nhu cầu bình thường của con người như ăn, ở, mặc, đi lại…
  • Ăn: Từ “Ăn no, mặc ấm” đến “Ăn ngon, mặc đẹp”, rồi “Ăn đẹp”, “Ăn vui”, “Ăn đặc sản” trong nhu cầu ăn của con người đã đem lại những loại thức ăn bổ dưỡng kỳ lạ: “Trâu gõ mõ, chó leo thang, gà chạy vũ trang, lợn đào công sự”.
  • Nhà ở: Từ chung cư đến căn hộ riêng lẻ, biệt thự… Từ 4m2/người đến 10m2/người và đến mỗi người một phòng với đầy đủ tiện nghi và khu vệ sinh riêng biệt. Từ căn hộ cố định đến căn hộ di động… Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất cũng không ngừng thay đổi.
  • Mặc: Ngày nay các mốt thời trang thay đổi liên tục, có thời trang cho tất cả các lứa tuổi, các mùa trong năm, các dịp lễ hội…
  • Đi lại: Từ xe ngựa đến ô tô, tầu hoả tốc độ cao, máy bay… nhu cầu đi lại không ngừng tăng.
  • Những nhu cầu cơ bản về vật chất luôn luôn tác động tới sự sáng tạo, nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người.
  • Những nhu cầu về tinh thần: Những nhu cầu về tinh thần ngày càng phong phú, đa dạng: học tập, du lịch, văn hoá, thể thao, tâm linh…
  • Những nhu cầu về nguyên liệu, vật liệu mới, công nghệ mới: Nhu cầu mới, lạ luôn là nhu cầu hàng đầu của mọi sản phẩm và dịch vụ.

2. Phương pháp luận sáng tạo – Nảy sinh ý tưởng kinh doanh

Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người nhằm tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới.

Tư duy sáng tạo dẫn đến hành động sáng tạo, tạo ra sản phẩm sáng tạo. Trong khoa học kỹ thuật là các phát minh, sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật. Trong kinh doanh là các ý tưởng kinh doanh.

Tư duy sáng tạo khác mới tư duy rập khuôn, tư duy bảo thủ.

Phương pháp luận là hệ thống các phương pháp, là khoa học về các phương pháp. Phương pháp luận sáng tạo là hệ thống các phương pháp sáng tạo hay là môn khoa học về các phương pháp sáng tạo.

Phương pháp luận sáng tạo ra đời từ thế kỷ thứ 3 do nhà toán học Hy Lạp Papp tạo nên với mục đích đi tìm các quy tắc, quy luật làm phát sinh sáng chế trong mọi lĩnh vực, nên nó dần bị quên lãng. Đến thế kỷ 20 mới được đầu tư nghiên cứu bởi các nhà khoa học Mỹ.

Muốn có được phương pháp sáng tạo phải khắc phục tính ỳ tâm lý, sự mặc cảm, tự ti vì tính ỳ chính là nguyên nhân gây nên bảo thủ, trì trệ, cản trở phát triển.

Xem thêm: thành lập doanh nghiệp tại Hải Phòng

PHẦN 2: LỰA CHỌN MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH

Điều 57 của Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Luật Doanh nghiệp đã cụ thể hoá Điều này như sau:

Thành lập doanh nghiệp là quyền công dân, không phải xin phép cơ quan Nhà nước. Cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh để xác lập quyền kinh doanh của dân, bảo vêh quyền sở hữu tên doanh nghiệp ngay khi đăng ký kinh doanh.

Dân có quyền tự do lựa chọn quy mô loại hình tổ chức kinh doanh.

Dân có quyền tự do lựa chọn thị trường, địa bàn kinh doanh

Dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Với tinh thần này, Luật Doanh nghiệp đã khẳng định sự nhất quán trong quan điểm đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính theo hướng quy định những yêu cầu cần thiết, tối thiểu, thực sự só ích cho xã hội mà không gây phương hại đến quyền tự do kinh doanh của công dân; bãi bỏ những quy định hình thức không cần thiết, giảm thiểu cơ chế xin – cho; nhấn mạnh và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho khu vực kinh tế dân doanh phát triển và hội nhập.

I. DOANH NGHIỆP MỘT CHỦ – THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

DNTN là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và được hưởng mọi lợi nhuận thu được.

Khi một cá nhân lựa chọn loại hình DNTN, họ đã lựa chọn con đường tự chịu trách nhiệm vô hạn với mọi rủi ro do hoạt động kinh doanh đem lại. Nghĩa là khi thua lỗ chủ DNTN bị rơi vào tình trạng khánh kiệt, có thể mất hết nhà cửa và mọi tài sản thuộc sở hữu của mình.

Đặc điểm của DNTN:

  • Không có sự phân biệt pháp lý về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ giữa cá nhân chủ DNTN và DN.
  • Việc thành lập, giải thể hết sức đơn giản. Việc thành lập, giải thể hay chấm dứt hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng đến đến nghĩa vụ cá nhân của chủ DN.
  • Dễ vay vốn từ ngân hàng vì tài sản đảm bảo cho khoản vay bao gồm toàn bộ tài sản do chủ DNTN sở hữu. Khi đã có uy tín cá nhân của chủ DNTN thì việc vay vốn tại ngân hàng trở nên rất thuận lợi.
  • Thu nhập của DNTN là thu nhập của cá nhân chủ DN.
  • Tự mình quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh, không cần bàn bạc với ai, có toàn quyền quyết định sử dụng lợi nhuận sau thuế vào các nghiệp vụ tài chính.

2. Doanh nghiệp tư nhân

Chủ DNTN không bị cấm mua cổ phần, góp vốn vào các công ty TNHH, công ty Liên doanh, hay công ty cổ phần. Vì phần tài sản này được coi là tài sản của DNTN hay của ông chủ DNTN.

Chủ DNTN có thể trực tiếp quản lý điều hành kinh doanh hoặc có thể thuê người khác làm giám đốc nhưng chủ DNTN luôn là người đại diện theo Pháp luật của DNTN. Chủ DNTN có thể cho thuê DN nhưng trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ DNTN có quyền bán DN của mình cho người khác, có quyền cho thừa kế coi như 1 loại tài sản.

3. Hộ kinh doanh cá thể

Về mặt pháp lý, chủ Hộ kinh doanh cá thể cũng chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh như chủ DNTN. Về quy mô là một DNTN thu nhỏ.

Phân biệt về hình thức pháp lý theo Pháp luật Việt Nam: Hộ kinh doanh cá thể không có con dấu, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, không được mở chi nhánh, VPĐD, không được mở nhiều cửa hàng ở các nơi khác, sử dụng dưới 10 lao động.

4. Công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 thì một cá nhân có thể thành lập 1 công ty TNHH do một cá nhân làm chủ. Quy định này có nhiều điểm thuận lợi cho nhà đầu tư:

  • Tạo điều kiện phân tán rủi ro cho nhà đầu tư vì khi đầu tư thực hiện ý tưởng mới thường chấp nhận những yếu tố mạo hiểm. Nếu có rủi ro, phá sản thì tài sản riêng của cá nhân vẫn được Pháp luật bảo vệ và tạo cơ hội lập nghiệp mới, tránh được trách nhiệm vô hạn về tài sản.
  • Công ty không đồng nhất với Canh ty nhiều người, tạo điều kiện tự quyết định cho ông chủ một cách linh hoạt.

Mô hình công ty TNHH một người vừa tập hợp được ưu điểm của DNTN vừa khắc phục được những hạn chế của DNTN: một người có thể thành lập được 1 pháp nhân hoặc nhiều pháp nhân, vừa tự chủ trong quản lý và quyết định. Họ là chủ sở hữu duy nhất của công ty.

Tuy nhiên, muốn thành lập được công ty TNHH do một cá nhân là chủ sở hữu thì phải minh bạch về sở hữu tài sản giữa cá nhân với sở hữu tài sản của công ty. Quy định như vậy thì công ty sở hữu tài sản còn nhà đầu tư sở hữu công ty. Những tài sản do công ty sở hữu được khấu hao theo quy định của Pháp luật vì đã tách bạch giữa tài sản công ty với tài sản riêng của nhà đầu tư. Việc quyết định hình thức công ty TNHH một thành viên là cá nhân là một bước tiến mang tính đột phá của Pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu và phù hợp với thực tế kinh doanh tại Việt Nam. 75% số công ty TNHH hiện nay là công ty do 1 người sở hữu nhưng vì pháp luật buộc họ phải có hai thành viên nên phải ghi tên thêm người thứ 2. Nhiều công ty đã có sự tranh chấp giữa thành viên thứ hai – là người cho mượn tên – với thành viên sở hữu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915.412.115